Mọt gạo xuất hiện trong thùng gạo, lúa mì khiến bạn lo lắng. Bạn sẽ muốn tìm cách diệt mọt gạo nhanh chóng và đảm bảo không ảnh hưởng đến gạo hay lúa mì nhà bạn. Dưới đây, Hạnh Long sẽ đưa ra những gợi ý về cách diệt mọt gạo an toàn đúng cách cho gia đình bạn.
Nội dung
ToggleMọt gạo là gì?
Mọt gạo là một trong những loài côn trùng gây hại đến các loại hạt ngũ cốc như gạo, lúa mì, ngô. Không phải gạo cũ mới làm mọt gạo xuất hiện. Thực chất, trứng mọt gạo đã bám lên bề mặt hạt gạo ngay từ khi thu hoạch lúa. Khi gặp được điều kiện thích hợp, trứng này sẽ nở thành con mọt gạo.
Một con một gạo trường thành sẽ dài khoảng 2mm với một hàm răng sắc dài. Nhìn lướt qua những con côn trùng này sẽ có màu nâu hay đen nhưng nếu nhìn kỹ sẽ thấy chúng có màu ánh cam đỏ trên phần vỏ cánh.
Khi gạo có mọt, ngoài việc gây mất thẩm mỹ thì nó còn gây ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của hạt gạo. Mọt gạo khi ăn sẽ dùng vòi nhọn của mình đục một lỗ nhỏ trên hạt gạo và đẻ trứng vào trong đó. Trưng sau khi nở sẽ tạo thành sâu non, sâu lớn dần lên bằng cách ăn hết tinh bột bên trong hạt gạo và để lại lớp vỏ không có giá trị bên ngoài. Điều này khiến giá trị dinh dưỡng của gạo giảm đi, gạo không còn ngon khi ăn nữa.
Cách diệt mọt gạo trong nhà hiệu quả an toàn nhất
Có rất nhiều cách để diệt mọt gạo tại nhà đơn giản và an toàn, bạn có thể tham khảo một số cách sau:
1. Bỏ gạo có mọt vào tủ lạnh
Ngoài thực phẩm tươi sống thông thường thì bạn có thể dùng tủ lạnh để bảo quản gạo sẽ giúp chống mối mọt gạo sinh sôi và phát triển. Bạn chỉ cần bỏ gạo vào tủ lạnh để trong 4 – 5 ngày sau đó đổ ra thùng chứa như bình thường là được.
Tuy nhiên, sau khi đổ ra thùng chứa bạn cần đảm bảo đặt thùng ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào và tránh nơi ẩm ướt. Bởi nắng và độ ẩm sẽ khiến chất lượng gạo giảm đi nhanh chóng hay mất hương vị cũng như hàm lượng dinh dưỡng trong gạo.
Xem thêm: Cách diệt côn trùng gây hại trong nhà bạn
2. Dùng muối đuổi mọt gạo
Nếu phát hiện có mọt trong thùng gạo bạn hãy rắc ngay một ít muối vào gạo. Mọt thường rất sợ mặn nên khi ăn phải muối lẫn trong gạo chúng sẽ bỏ đi luôn. Tuy nhiên, hãy chú ý cho lượng muối nhỏ, vừa phải để không khiến gạo bị mặn và tránh gây ẩm gạo.
3. Dùng máy sấy tóc xử lý mọt gạo
Cách diệt mọt gạo này khá đơn giản. Với cách này, bạn cần rải gạo đang có mọt ra một mặt phẳng. Sau đó lấy máy sấy lên hong cho nóng gạo.
Sức nóng từ máy sẽ sẽ khiến những con mọt này phải bò ra ngoài và bạn chỉ cần gom chúng lại để dọn đi là được.
4. Dùng ớt đuổi mọt gạo
Đây là cách rất hiệu quả để diệt côn trùng như mọt gạo và cực đơn giản bạn có thể áp dụng thử. Chỉ cần chuẩn bị vài quả ớt đã được tách hạt rồi bỏ vào thùng gạo đang có mọt. Mùi hăng và cay của ớt sẽ khiến những con mọt này bỏ đi nhanh chóng. Sau khi mọt đã đi hết thì bạn hãy áp dụng cách cho gạo vào tủ lạnh để bảo quản như chúng tôi chia sẻ phía trên.
5. Dùng rượu trắng
Nếu không thích mùi hăng từ ớt hay tỏi thì bạn có thể dùng rượu trắng để xử lý mọt gạo. Hãy đổ khoảng 50g rượu trắng vào một chiếc ly rồi đặt trong thùng gạo sao cho miệng ly cao hơn mặt gạo. Rượu không chỉ giúp diệt khuẩn mà còn rất dễ bay hơi nên sẽ không gây ảnh hưởng đến hương thơm tự nhiên của gạo.
Cách bảo quản gạo tránh bị mọt ăn
Để tránh cho gạo bị mọt ăn thì bạn có thể bảo quản gạo theo một số cách như sau:
1. Bảo quản trong tủ lạnh
Như đã nói phía trên, gạo khi bỏ trong tủ lạnh sẽ khiến trứng mọt không thể nở được và mọt gạo không sinh sôi, phát triển được. Do đó, bạn hãy để gạo trong tủ lạnh bảo quản khoảng 4 – 5 ngày rồi mới cho ra thùng. Sau đó, đặt thùng ở nơi thông thoáng, khô ráo, tránh để nơi ẩm ướt hay có ánh mặt trời trực tiếp chiếu vào.
2. Bảo quản bằng tỏi
Tỏi sẽ giúp ngăn sự tấn công của mối mọt gạo, khiến chúng không thể sinh sôi và phát triển. Đây là cách diệt mọt gạo vô cùng an toàn và dễ làm bạn không thể bỏ qua. Với cách này, bạn cứ đổ gạo vào thùng như bình thường. Sau đó bạn góc lấy vào tép tỏi bỏ vào thùng gạo. Tùy số lượng gạo mà bạn có thể bỏ lượng tỏi phù hợp nhất. Sau đó chỉ cần đậy kín nắp thùng lại là được.
3. Bảo quản trong túi kín
Bạn có thể bỏ gạo vào túi nilon và buộc thật kín, chặt lại. Khi bảo quản trong túi nilon gạo sẽ khó bị ẩm nên sẽ khó để mối mọt sinh sôi và phát triển.
4. Bảo quản bằng chai nhựa
Hoặc bạn cũng có thể bỏ gạo vào chai nhựa để bảo quản. Sau khi đổ gạo đầy chai thì bạn đậy nắp chặt rồi cất ở nơi khô ráo, thoáng mát là được. Khi áp dụng cách này, bạn cần đảm bảo chai nhựa đựng gạo phải thật sạch sẽ, không ẩm ướt để đảm bảo không làm ẩm gạo. Cách này sẽ đảm bảo mối mọt hay bụi bẩn đều không thể tấn công gạo của bạn được.
5. Vệ sinh vật dụng đựng gạo
Thùng đựng gạo thường là nơi trú ẩn lý tưởng của mọi loài côn trùng. Dù bạn đã loại bỏ hết phần gạo nhiễm khuẩn trước đó thì chúng vẫn có thể ẩn nấp dưới đáy thùng. Chính vì thế, cần thường xuyên rửa sạch thùng và phơi thật khô trước khi đổ gạo mới vào thùng. Điều này sẽ đảm bảo trứng và mối mọt không có môi trường để sinh sôi, phát triển.
6. Chọn đúng vật dụng để đựng gạo
Có rất nhiều vật để đựng gạo được sử dụng như thùng gỗ, thùng nhựa, chai nhựa, túi nilon,…. Tuy nhiên, gạo có đặc tính khô, không chịu nước nên vật bảo quản tốt nhất là lọ thủy tinh có nắp đậy kín. Hoặc bạn cũng có thể dùng các loại hộp trữ thực phẩm để đựng gạo cũng rất đảm bảo.
Trên đây là một số cách diệt mọt gạo và bảo quản gạo tránh mọt đơn giản, hiệu quả và an toàn nhất bạn có thể tham khảo. Bằng việc áp dụng phương pháp phù hợp, bạn có thể bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của gia đình mình, giảm thiểu nguy cơ ngộ độc do thực phẩm hư hại. Bên cạnh đó, khi cần hỗ trợ dịch vụ diệt côn trùng TPHCM cho căn hộ, chung cư hãy nhanh chóng liên hệ ngay cho chúng tôi.