Mối cánh bay theo đàn vào nhà bạn, đặc biệt là vào mùa mưa gây ra không ít sự khó chịu. Tuy có kích thước nhỏ và nhìn có vẻ vô hại, nhưng mối cánh lại mang đến nguy cơ tiềm ẩn đến tài sản: Vật dụng, đồ nội thất trong nhà nếu không được xử lý. Để hiểu rõ hơn về mối cánh là gì và những nguy cơ tiềm ẩn mà mối cánh mang lại, cùng Hạnh Long tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung
ToggleMối cánh là gì?
Mỗi cánh là một loại côn trùng rất nhỏ nhưng lại có sức tàn phá rất đáng gờm. Mối cánh hình thành từ các mối thợ già. Các ổ mối cánh thường xuất hiện và phát triển trong khuôn gỗ, hộc cửa, cánh cửa,…. Chúng sẽ ăn rỗng bên trong đến khi nào mối thợ già thì chúng sẽ cắn tổ và bay ra ngoài. Đây cũng là lý do bạn nên biết cách diệt mối cánh để ngăn chặn sự phát triển của mối.
Vào mùa mưa, mối cánh thường xuất hiện rất nhiều, với trường hợp mối đã làm tổ, bạn thậm chí phải cần đến dịch vụ diệt mối để nhanh chóng xử lý tận gốc, hạn chế ảnh hưởng mà mối cánh mang lại.
Đặc điểm và tập tính của mối cánh
Những con mối có thêm cánh là những con mối sinh sản rời tổ để thành lập tổ mới. Bầy mối này thường không tự sinh ra trong tổ, chúng thường mất tới 4 năm để tổ mối sinh sản mối cánh. Thời điểm mối cánh rời tổ trong năm sẽ biến động tùy theo loài, chủ yếu từ mùa xuân đến mùa thu.
Tùy từng loài mà mối cánh sẽ dài từ 6 – 12mm, nếu gộp cả độ dài cánh thì có những loài mối có thể dài tới 25mm.
Cặp cánh của chúng có độ dài bằng nhau và hầu như sẽ gấp đôi chiều dài cơ thể. Cánh thường có màu nhạt trông gần như trong suốt và có các gân cánh đặc trưng chạy dọc theo cặp cánh trước.
Một số cơ thể mối cánh có thể nhận diện theo cấu tạo gân đặc thù của cánh. Chúng là nguy cơ trở thành mối chúa và dẫn đến hình thành tổ mối trong tương lai.
Vòng đời của mối cánh
Vòng đời của mối cánh sẽ như sau:
- Bắt nguồn từ trứng mối phát xuất phát điểm từ cặp mối đầu tiên của tổ mối hay lứa thứ 2 trong đàn.
- Trứng sau một thời gian sẽ thành ấu trùng
- Sau đó sẽ tự lột xác vài lần, ấu trùng sẽ biến thành nhộng con
- Dưới sự chăm sóc của mối thợ, nhộn con sẽ phát triển thành mối trưởng thành,
- Mỗi trường thành có thể phát triển thành 1 trong 3 loại là mối chúa, mối thợ hoặc mối lính. Những tổ mối mới hình thành thì nhộng con của lứa mối đầu tiên sẽ phát triển thành mối thợ. Những con mối khác về sau thì sẽ xuất hiện ngẫu nhiên ở lứa tiếp theo.
Mối cánh có tuổi đời bao lâu
Mối cánh thường có tuổi đời cao hơn thực tế rất nhiều. Chúng được coi là loài côn trùng sống lâu nhất. Thường thời gian của 1 cặp mối chúa và mối nữ hoàng là trong 10 năm, thậm chí có thể lâu hơn. Tuy nhiên, bởi đặc tính của chúng, sở hữu hệ thống vi khuẩn đường ruột đặc thù của mối, chúng ăn gỗ và phá hoại tài sản gỗ gây ra tổn thất rất lớn cho con người.
Mối cánh là một loài côn trùng gây hại đến cả công trình, tài sản và sức khỏe con người. Cụ thể:
- Trong điều kiện không thuận lợi, mối cánh chết sẽ rụng đầy khắp sàn nhà, gây mất vệ sinh và tốn công sức để dọn dẹp.
- Phá hoại đồ nội thất gỗ trong nhà.
- Gây nguy hại cho các công trình xây dựng. Bởi khi chúng sinh sản và làm tổ dưới lòng đất sẽ phá hoại cấu trúc đất nền, khiến nền móng công trình xuống cấp, sụt lún trầm trọn.
- Mối thường sống trong các thân cây gỗ, dưới lòng đất. Đây đều là những nơi chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng nguy hiểm nên khi chúng bay vào thức ăn, bạn sẽ dễ bị nhiễm những loại vi khuẩn này khi vô tình ăn những thức ăn đó.
Thời gian mối cánh thường xuất hiện
Thông thường, mối cánh không sinh ra tùy tiện mà sẽ mất một khoảng thời gian dài, có thể tới 4 năm để 1 tổ mối có thể sinh sản được mối cánh. Thời điểm chúng xuất hiện sẽ tùy theo sự biến động các mùa trong năm. Tuy nhiên, loài côn trùng này thường xuất hiện nhiều nhất trong khoảng mùa xuân đến mùa thu và vào buổi tối.
Cách chặn mối cánh xâm nhập vào nhà mùa mưa
Để hạn chế sự sinh sôi của mối cánh cũng như tác hại mà chúng gây ra, bàn có thể làm theo các cách diệt mối cánh vào nhà, một số cách đơn giản bạn có thể thực hiện:
- Cách 1: tắt bóng đèn để mối không bị thu hút, không thấy sáng và không bay vào nhà nữa. Sau đó, thắp đèn chụp để dưới một chậu nước lớn có pha sẵn xà phòng để mối khi bay vào sẽ bị nhiệt của đèn làm bỏng, khiến chúng rơi xuống dưới chậu nước và chết.
- Cách 2: nếu ban ngày hay trời mưa, gió thì cần đóng hết cửa để tránh mối bay vào nhà làm tổ. Nếu trong nhà đã có mối xâm nhập thì dùng vọt to để vợt chúng lại. Bạn có thể tự chế vợt bằng đoạn dây thép uốn tròn rồi lấy màn tuyn để làm lưới vợt.
- Cách 3: sử dụng các loại thuốc diệt mối tận gốc để phun vào hết đồ gỗ, góc tường, nơi trú ngụ của mối để tiêu diệt chúng.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin về mối cánh chi tiết nhất. Hy vọng quá bài viết bạn đã biết được mối cánh là gì và hiểu hơn về loài côn trùng này. Bên cạnh đó, khi phát hiện tổ mối cần xử lý, hãy tìm hiểu giải pháp: https://dietmoihanhlong.vn/dich-vu-diet-moi của chúng tôi.