Tổng hợp 19 loại côn trùng có hại cho cây trồng bạn nên biết

Cùng học cách nhận biết, phân biệt các loại côn trùng có hại cho cây trồng ngay sau đây để tìm được những biện pháp tiêu diệt, phòng trừ chúng hữu hiệu nhất từ Hạnh Long dưới đây nhé!

Bọ cánh cứng khoai tây Colorado

Bọ cánh cứng khoai tây Colorado

Bọ khoai tây Colorado xuất hiện từ những năm 1800. Bọ có màu đỏ gạch, phần đầu màu đen. Con cái đẻ trứng trên tán lá của khoai tây sau đó ấu trùng sẽ hình thành trong khoảng 2 tuần. Chúng bắt đầu kiếm ăn, tấn công khoai tây, cà chua, ăn lá, trồi, hoa, quả, củ gây thiệt hại rất lớn.

Hạnh Long là công ty kiểm soát côn trùngdiệt mối hàng đầu, chúng tôi hiểu rõ về đặc tình, thói quen từ đó đưa ra phương pháp xử lý tối ưu nhất. Trong đó có giải pháp kiểm soát côn trùng nổi bật cho nông nghiệp, côn trình là giải pháp Lưới chống côn trùng Olyset Pro.

Sâu bắp cải (Cabbage Looper)

Sâu bắp cải

Sâu bắp cải là thuộc dạng ấu trùng giun tròn, màu xanh nhạt và có sọc trắng 2 bên. Sâu trưởng thành có màu nâu xám, trứng của chúng màu xanh lá nhạt, thường được tìm thấy trên lá cải bắp.

Sâu ăn gây ra các lỗ rỗng trong lá nên gây ra thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng cho bắp cải. Không chỉ thế mà chúng còn có thể phá hoại các loại hoa màu khác như cà chua, dưa, đậu,…

Sâu xám (Cutworm)

Sâu xám

Sâu xám phá hoại gốc cây nên thường sinh sống sát mặt đất. Chúng có cách biến đổi màu sắc tùy thuộc vào mục tiêu. Sâu xám thường cuộn tròn mình thành chữ C khi bị động đến. Sâu xám đục khoét tất cả các loại cây trồng, rau củ trong nhà bạn. Sâu xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, hạ.

Bọ lá đậu (Bean Leaf Beetle)

Bọ lá đậu

Bọ lá đậu sống trong đất, con trưởng thành là bọ cánh cứng có tam giác màu đen ở mặt trước cánh rất dễ nhận biết. Bọ hoạt động chủ yếu vào mùa xuân, sinh sản trong mùa trồng trọt nên gây ra thiệt hại lớn cho các cây đậu, họ đậu,…

Rệp lá (Rệp vừng – Aphids)

Rệp lá

Rệp lá có kích thước nhỏ, cánh có hình hạt vừng và miệng được cấu tạo để hút nước, chất dinh dưỡng từ thực vật. Rệp lá sinh trưởng và phát triển nhanh nhất vào mùa xuân. Chúng phá hoại hầu hết các loại cây cảnh, rau củ mềm như đậu, dưa chuột, cà chua, cải bắp,…

Bọ dưa (Cucumber Beetles)

Bọ dưa

Bọ dưa được chia làm 2 loại là sọc dọc và chấm đen. Không chỉ phá hoại rau màu mà dây còn là nguồn lây nhiễm bệnh, vi khuẩn. Bọ dưa xuất hiện vào mùa xuân, phá hoại các loại rau củ như dưa chuột, bí ngô, bầu,..chúng khiến quả bị rụng, sẹo.

Bọ xít (Squash Bug)

Bọ xít

Bọ xít rất thích phá hoại các loại cây dây leo như bí ngô, dưa hấu,…Bọ xít có cánh, phần bụng có sọc màu cam sáng. Bọ xít xuất hiện nhiều vào mùa hè gây ra các đốm vàng trên lá cây nghiễm bệnh hoặc dây leo của cây chuyển sang màu đen.

Bọ nhảy hại rau (Flea Beetles)

Bọ nhảy hại rau

Bọ nhảy hại rau có kích thước bé nhưng sức tàn phá cực kỳ ghê gớm. Bọ có khả năng chạy nhảy để trốn thoát khi bạn chạm vào.Chúng tấn công bắp, dưa chuột, bí, dưa hấu, bí đỏ, bầu, cà tím, khoai tây, cà chua, cải bắp, rau diếp, cần tây, củ cải, ớt, rau bina, khoai lang, cà rốt, dưa hấu và các loại khác.

Tham khảo thêm: Tất cả điều cần biết về thuốc ruồi vàng

Sâu đục thân bắp ngô (European Corn Borer)

Sâu đục thân bắp ngô

Sâu đục thân bắp ngô có màu xám nhạt hoặc hồng có sức phá hoại cực kỳ mạnh. Thức ăn chủ yếu của chúng là ngô, cải bắp, củ cải đường, cà tím, cần tây, các loại cây thân thảo.

Bọ măng tây (Asparagus Beetles)

Bọ măng tây

Bọ cánh cứng măng tây rất phổ biến, chúng ăn và cắn phá cây măng tây gây ra thiệt hại lớn. Bọ măng tây có hình bầu dục, dài khoảng ¼ inch. Chúng ẩn náu trong những đống đổ nát trong vườn, sinh sản và ấu trùng sẽ ăn cây măng tây.

Sâu cắn lá – sâu cà chua (Tomato Hornworms) và sâu thuốc lá (Tobacco Hornworms)

Sâu cà chua

Một con sâu cà chua có thể ăn phá hết một cây cà chua kích thước lớn chỉ sau 1 đêm. Chúng là loại sâu có nhiều màu khác nhau nhưng đều có sừng trên các đoạn thân cuối cùng. Chúng sống trong lòng đất và trồi lên phá hoại cây vào mùa xuân. Sâu làm rụng lá cây, hư hỏng quả, rễ.

Sâu bướm

Sâu bướm

Sâu bướm là loại sâu phá hại cây trồng cực kỳ nhanh chóng. Chúng ăn các loại rau như cải bắp, cảnh xanh, cà chua, rau bina, dưa leo,… Bạn cần ngăn chặn chúng bằng cách thường xuyên kiểm tra vườn, loại bỏ ấu trùng bướm ngay khi chúng chưa phát triển hoặc dùng thuốc trừ sâu sinh học.

Bọ sâu tai

Bọ sâu tai

Bọ sâu tai trưởng thành có kích thước khá lớn, 2 càng chắc khỏe. Chúng trú ngụ tại khu vực ẩm ướt, ăn cả côn trùng lẫn thực vật. Bạn có thể diệt bọ sâu tai bằng vỏ đổ hộp hoặc giấy báo cuộn lại làm bẫy và tiêu diệt chúng.

Bọ rau xanh

Bọ rau xanh

Bọ rau xanh là loại côn trùng rất khó phát hiện vì chúng có cùng màu xanh của lá cây. Bọ rau xanh thích ăn các loại đậu, cà chua, cải bắp, ngô. Bạn cần thường xuyên kiểm tra vườn và loại bỏ trứng của loại bọ này càng sớm càng tốt nhé!

Rệp sáp

Rệp sáp

Rệp sáp có thân hình bầu dục, màu hồng và bao quanh bởi lớp sáp trắng. Rệp sáp không di động mà chúng di chuyển nhờ kiến. Rệp được tìm thấy tại các kẽ lá, chồi hoa, cuống quả, chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Rệp sáp hút nhựa làm hỏng hoa, hút nhựa ở cuống làm quả kém phát triển, cây bị rụng lá và chết dần.

Sên và ốc sên

Sên và ốc sên

Sên và ốc sên là loài có sức tàn phá khu vườn nhà bạn cực kỳ nhanh chóng. Chúng ăn thân cây, lá cây và gây bệnh cho cây trồng. Để diệt loài sên này bạn cần sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và rải vỏ trứng quanh gốc cây để ngăn sên quay lại tấn công.

Ruồi trắng

Ruồi trắng

Ruồi trắng có kích thước nhỏ, thân có phấn và hay bám vào mặt sau của lá nên khó phát hiện và diệt trừ. Để loại bỏ chúng bạn cần sử dụng thuốc diệt sinh học chuyên biệt dành cho ruồi trắng.

Tham khảo: Rắn mối vào nhà có điềm gì?

Bọ trĩ

Bọ trĩ

Bọ trĩ là côn trùng rất khó phát hiện. Chúng rất nhỏ, có màu vàng nhạt đến nâu sẫm và sống tập trung tại các phần đọt lá non. Để tiêu diệt bọ trĩ, bạn có thể dùng các loại thuốc trừ sâu thảo dược từ gừng, ớt, tỏi,…

Nhện đỏ

Nhện đỏ

Nhện đỏ có kích thước nhỏ (1mm) chúng phá hoại bằng cách chích nhựa cây làm lá non cong, xoắn lại dẫn đến vàng và rụng. Chúng còn hút nhựa làm rụng hoa, quả non. Nhện đỏ thường sống ở dưới mặt lá xuất hiện nhiều nhất vào tháng 2 – 5.

Trên đây là những loại côn trùng có hại cho cây trồng và cách phòng diệt mà Hạnh Long đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!

3.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Lên đầu trang