Tìm hiểu về vòng đời của muỗi và cách phòng tránh HIỆU QUẢ

Muỗi là loại côn trùng tuy nhỏ bé nhưng nó lại đứng đầu bảng xếp hạng về loại động vật nguy hiểm nhất thế giới. Chúng là loại trung gian truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét,… mặc dù có tuổi thọ ngắn nhưng vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn phát triển chính đó là: Đẻ trứng, ấu trùng, nhộng và cho đến khi trưởng thành, gây hại cho con người.

Tìm hiểu về tuổi thọ của muỗi

Tuổi thọ của muỗi
Tuổi thọ của muỗi dao động khoảng 25 ngày

Theo các chuyên gia nghiên cứu cho hay, tuổi thọ của muỗi dao động khoảng 25 ngày. Tuổi thọ có thể cao hơn phụ thuộc vào giới tính, điều kiện môi trường và đặc điểm của từng loài muỗi nữa. Cụ thể đó là:

Tuổi thọ của muỗi dựa vào giới tính

Ở trong điều kiện bình thường muỗi cái có tuổi thọ khoảng 2 tháng và trong vòng đời của loài muỗi cái chúng sinh sản khoảng 6-8 lần. Còn muỗi đực sẽ có tuổi thọ ngắn hơn và chúng thường hay hút nhựa cây để sống, sau khi giao phối vòng đời muỗi sẽ kết thúc khoảng 10 ngày.

Xem thêm: Dịch vụ diệt muỗi lâu năm của Hạnh Long

Tuổi thọ của muỗi dựa vào môi trường, đặc điểm của từng loài

Tuổi thọ của muỗi tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường. Cụ thể như loài muỗi Culex tarsalis có tuổi thọ khoảng 14 ngày ở nhiệt độ trong khoảng 21 độ C, tuy nhiên loài muỗi này nếu ở nhiệt độ 27 độ C sẽ có tuổi thọ chỉ khoảng 9 ngày.

Vòng đời của muỗi được phát triển qua 4 giai đoạn

Vòng đời của muỗi 1
Muỗi phát triển qua 4 giai đoạn

Mặc dù có tuổi thọ ngắn nhưng để trở thành muỗi trưởng thành thì chúng sẽ phải trải qua 4 giai đoạn phát triển và qua các giai đoạn đó thì muỗi mới có thể hiện nhiệm vụ “kiếm ăn” đốt người và làm loài trung gian gây bệnh nguy hiểm cho con người.

Giai đoạn đẻ trứng

Vòng đời của muỗi 2
Giai đoạn đẻ trứng

Ban đầu muỗi cái nhận nhiệm vụ đẻ trứng khi nó có đủ lượng máu, trung bình mỗi lần muỗi cái đẻ sẽ cách nhau khoảng 3 ngày nếu có đủ lượng máu mà chúng đã hút vào cơ thể. Và muỗi đẻ theo từng đợt, trứng của muỗi sẽ phát triển tốt trên mặt nước để tạo thành bè trứng. Chúng sẽ trôi nổi trên mặt nước và số lượng mỗi lần đẻ sẽ khoảng tầm 200 trứng.

Tham khảo thêm: Tổng hợp cách làm tinh dầu bạc hà đuổi muỗi đơn giản

Phát triển thành ấu trùng

Vòng đời của muỗi 3
Phát triển thành ấu trùng

Ấu trùng là giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của loài muỗi, người ta thường hay gọi chúng là con lăng quăng. Những con ấu trùng lúc này sẽ ăn vi sinh và đi lên mặt nước để hút thở. Các con ấu trùng sẽ trải qua khoảng 4 lần lột xác và lớn dần qua các lần lột.

Hầu hết những con lăng quăng này đều có một ống truyền để thờ. Tuy nhiên đối với những con loăng quăng trưởng thành, chúng không có ống truyền mà phải nằm song song với mặt nước để có nguồn cung cấp oxy thông qua lỗ thể.

Hơn nữa, với ấu trùng, lần lột xác cuối chúng sẽ tiến hóa thành nhộng và việc phát triển từ ấu trùng sang một giai đoạn mới trong khoảng 10 ngày. Điều này phụ thuộc vào môi trường mà chúng đang sống.

Nhộng (Cung quăng)

Vòng đời của muỗi 4
Nhộng (Cung quăng)

Ở giai đoạn thứ 3 những con nhộng sẽ tập trung đa phần vào việc nghỉ ngơi và không ăn uống gì cả. Tuy nhiên, chúng có những phản ứng với số thay đổi.

Ở trong giai đoạn này, nhộng sẽ di chuyển rất nhiều, bằng chính chiếc đuôi của mình và chúng quẫy đuôi về phía dưới giúp cho việc di chuyển trở nên nhanh hơn.

Loài nhộng sẽ mất khoảng 2 ngày để phát triển từ nhộng sang trường thành. Trong quá trình đó, lớp ngoài của nhộng sẽ tách và xuất hiện với giai đoạn cuối cùng.

Muỗi trưởng thành

Vòng đời của muỗi 5
Muỗi trưởng thành

Mỗi con trưởng thành có kích thước khá nhỏ, chỉ khoảng từ 7-20mm vào cơ thể được chia thành 3 bộ phận rõ rệt đầu, ngực, bụng. Sau khi đủ cứng cáp chúng sẽ bay đi và thực hiện nhiệm vụ của từng loài.

  • Muỗi đực hút mật hoa để tồn tại.
  • Muỗi cái sẽ hút máu người để nuôi trứng và sinh sản khi có đủ máu.

Ở giai đoạn muỗi trưởng thành có thể bắt đầu đi kiếm ăn tự nhiên và tùy theo từng loại hay điều kiện môi trường sống mỗi loài sẽ có tuổi thọ riêng khác nhau. tuy nhiên chúng đều trải qua 4 giai đoạn tiến hóa để phát triển.

Tìm hiểu thêm: Top các loại cây đuổi muỗi lại có mùi thơm

Muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết cho con người như thế nào?

Muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết cho con người như thế nào?
Muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết cho con người

Thật ra bản thân muỗi vằn không mang virus gây bệnh mà có vai trò như một vật trung gian truyền bệnh. Loài muỗi vằn bị nhiễm virus Dengue – đây là loại virus gây bệnh xuất huyết, vì vậy virus sau khi nhiễm vào tế bào muỗi sẽ nhân lên trong cơ thể muỗi 10 ngày. Khi đạt được số lượng virus tối đa, chúng sẽ gây bệnh cho người bằng cách đốt người, và loại virus này sẽ thông qua tuyến nước bọt của muỗi đi vào máu người và truyền bệnh.

Bật mí một số biện pháp tiêu diệt muỗi và cách phòng tránh hiệu quả

Biện pháp tiêu diệt muỗi
Biện pháp tiêu diệt muỗi và cách phòng tránh hiệu quả

Dưới đây là các biện pháp tiêu diệt muỗi và cách phòng tránh hiệu quả được chúng tôi tổng hợp chi tiết ngay dưới đây:

Tiêu diệt các giai đoạn vòng đời của muỗi

Các giai đoạn phát triển của muỗi đều ở trong nước, từ giai đoạn đầu đến giai đoạn thứ 3 đều ở trong nước. Vì vậy để ngăn không cho những giai đoạn này phát triển thì bạn có thể áp dụng ngay các cách sau đây:

  • Dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ những nơi ẩm thấp và đọng nước, không tạo điều kiện thu hút muỗi. Và không giúp khách hàng
  • Tìm kiếm và dọn dẹp những chai lọ xung quanh nhà có thể ứ đọng nước tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và phát triển thành muỗi.
  • Với những hồ nước, lu nước có thể kết hợp nuôi cá để tiêu diệt lăng quăng, cung quăng một cách triệt để. Hoặc bạn cũng có thể áp dụng đậy nắp các chum vại, thùng chứa nước để không có nơi cho muỗi sinh sản.

Tiêu diệt muỗi trưởng thành

Ở giai đoạn trưởng thành muỗi hay có thói quen đi đốt người và đôi khi còn truyền một số dịch bệnh nguy hiểm. Vì vậy có rất nhiều phương pháp tiêu diệt muỗi được áp dụng vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng đó là:

  • Sử dụng các loại thuốc xịt muỗi để tiêu diệt loài côn trùng gây hại này trong nhà bạn.
  • Áp dụng các phương pháp đuổi muỗi bằng mùi hương (sả, dầu gió, vỏ bưởi, tỏi…) để muỗi di chuyển sang nơi khác.
  • Nhang muỗi cũng là một trong những giải pháp tiêu diệt muỗi được người Việt áp dụng từ lâu.
  • Các loại cây đuổi muỗi chứa nhiều hương thơm đặc biệt nhưng lại là kẻ thù khiến muỗi không dám bén mảng đến gần.

Với những thông tin thú vị về vòng đời của muỗi có thể giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích và có được những biện pháp đơn giản, hiệu quả để đuổi và diệt muỗi nhanh chóng. Thường xuyên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe cũng như những bí quyết hay trong cuộc sống. Trân trọng!

Rate this post
Bài viết liên quan
Scroll to Top