Vết muỗi vằn đốt – Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Vết muỗi vằn đốt là vấn đề rất nhiều người đối mặt, đặc biệt là trong mùa hè. Vết đốt mang đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Không những gây ra phiền toái mà còn tồn tại các vấn đề liên quan đến sức khỏe nếu không xử lý kịp thời. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn đọc cách xử lý vết muỗi vằn đốt. Cùng Hạnh Long tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách xử lý vết muỗi vằn đốt. Các biện pháp xử lý muỗi vằn tận gốc để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết.

Nguyên nhân gây nên vết muỗi vằn đốt

Muỗi vằn còn được gọi với cái tên Aedes. Đây là loại muỗi có kích thước nhỏ, gây ra vết đốt sưng, đỏ và ngứa. Muỗi vằn hoạt động trong những môi trường ẩm ướt như rừng rậm, ao tù, nước đọng, chai lọ,…

Nguyên nhân gây nên vết muỗi vằn đốt
Nguyên nhân gây nên vết muỗi vằn đốt

Thức ăn của muỗi vằn chính là máu người. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng tạo ra những vết đốt trên da người.

Xem thêm: Nguyên nhân nhà nhiều muỗi

Cách xử lý khi bị vết muỗi vằn đốt

Khi bị muỗi đốt, hầu hết chúng ta sẽ cảm thấy ngứa đầu tiên. Sau đó vết ngứa sẽ trở nên sưng đỏ. Theo phản xạ tự nhiên người bị muỗi đốt sẽ dùng tay để gãi lên vết ngứa. Tuy nhiên càng gãi thì tình trạng ngứa càng dữ dội hơn. Cho dù bạn có gãi đến mức bong da, chảy máu thì tình trạng vẫn sẽ không cải thiện. Thậm chí còn gây ra các nguy cơ nhiễm trùng, lở loét,…

Vậy nên, khi bị vết muỗi vằn đốt không nên gãi. Trước tiên cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng. Như vậy bạn sẽ cảm thấy đỡ ngứa, đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng da. Tiếp đó hãy bôi thuốc trị vết côn trùng cắn hoặc dầu tràm, dầu gió để giảm tình trạng ngứa.

Ngoài việc xử lý vết muỗi cắn, bạn cũng cần quan tâm đến môi trường sống của mình. Xử lý chất thải đúng cách để đảm bảo không gian thoát mát, sạch sẽ, loại bỏ môi trường sống của muỗi.

Liên tục theo dõi các biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết để giảm tỷ lệ người mắc bệnh sốt xuất hiện nặng.

Cách xử lý khi bị vết muỗi vằn đốt
Cách xử lý khi bị vết muỗi vằn đốt

Bên cạnh đó, sử dụng thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng trong thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát là điều vô cùng cần thiết. Bởi muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh.

Ngăn chặn muỗi tiếp xúc với môi trường thuận lợi để chúng sinh sôi, phát triển. Bằng cách dọn dẹp, loại bỏ các công cụ chứa nước lâu ngày không dùng tới. Nước sinh hoạt cần đậy kín nắp sau khi sử dụng.

Các thùng chứa nước cần được chà rửa cẩn thận ít nhất 1 tuần/ lần để loại bỏ trứng muỗi, lăng quăng, ấu trùng,…

Xem thêm: Top 3 loại thuốc trừ muỗi sinh học an toàn

Hãy sử dụng các biện pháp để bảo vệ gia đình bạn như ngủ mùng cho dù là ban ngày, mặc quần áo dài tay, sử dụng thuốc diệt muỗi. Cho muối hoặc thuốc diệt muỗi thích hợp vào những thùng chứa nước ngoài trời. Cùng kêu gọi mọi người tham gia chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết.

Một số loại thuốc diệt muỗi vằn hiệu quả an toàn

Để tiêu diệt muỗi vằn, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc diệt muỗi như: Alé 10SC, Permecide 50EC, Map-permethrin 50EC kết hợp với thuốc diệt lăng quăng Abate 1SG.

Muỗi vằn là tác nhân gây ra căn bệnh sốt xuất huyết, nguy hiểm đến tính mạng con người. Chính vì vậy biện pháp diệt muỗi vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ con người.

Những loại thuốc này bên cạnh hiệu quả diệt muỗi, còn rất an toàn cho sức khỏe người dùng. Nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng chúng.

Thời điểm thích hợp để phun thuốc diệt muỗi

Sản phẩm thuốc diệt muỗi hiện nay được chia thành 3 nhóm: Nhóm gốc Clo hữu cơ, nhóm gốc Pyrethrine và nhóm gốc phốt pho. Trong đó, thuốc diệt muỗi có nhóm gốc Pyrethrine đã được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng nhằm phòng ngừa dịch sốt xuất huyết trong cộng đồng.

Sản phẩm thuốc diệt muỗi đã được thử nghiệm ở nhiều nơi, nhiều khu vực, nhiều môi trường và cho ra kết quả an toàn với sức khỏe người dùng. Thuốc sẽ được phun vào không gian với thể tích vô cùng nhỏ dưới dạng phun sương. Sau vài tiếng đồng hồ, thuốc sẽ được khuếch tán trong không khí. Chính vì vậy rất an toàn cho sức khỏe con người.

Vết muỗi vằn đốt
Vết muỗi vằn đốt

Tuy nhiên, để có thể phun thuốc diệt muỗi vằn mang lại hiệu quả tốt nhất. Cần phải quan tâm đến thời gian phun thuốc. Nếu thuốc được phun vào đúng thời điểm sẽ tiêu diệt được nhiều muỗi hơn. Ngược lại, phun thuốc không đúng thời điểm, sẽ rất ít ảnh hưởng đến muỗi và khiến chúng nhờn thuốc.

Thời gian hoạt động của mỗi loại muỗi sẽ khác nhau. Muỗi vằn gây nên bệnh sốt xuất huyết thường hoạt động vào ban ngày, nhất là vào đầu buổi sáng. Chính vì vậy, thời gian phun thuốc diệt muỗi vằn tốt nhất sẽ vào buổi sáng, trước khi mặt trời lên.

Ngược lại, với loại muỗi culex tritaeniorhynchus truyền nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản. Thời gian hoạt động của chúng là vào ban đêm. Ngày chúng sẽ trú ẩn ngoài ruộng để tiến hành sinh sản. Chính vì vậy, thời điểm phun thuốc thích hợp nhất là từ 19 giờ – 22 giờ đêm.

Theo các chuyên gia Y tế, nếu muốn diệt muỗi trong nhà. Nên phun vào thời điểm 10 giờ sáng hoặc khi trời sầm tối trong điều kiện ít gió và không mưa. Đây chính là thời gian muỗi hoạt động mạnh mẽ nhất.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ mà Hạnh Long muốn gửi đến bạn đọc để hiểu rõ những nguy hiểm do vết muỗi vằn đốt mang lại. Bên cạnh đó hướng dẫn cách xử lý khi bị đốt. Hãy lưu lại những bí quyết diệt muỗi để luôn sẵn sàng bảo vệ các thành viên trong gia đình mình.

Để tham khảo về diệt muỗi, phun diệt muỗi, liên hệ ngay cho Hạnh Long – Đơn vị phun diệt côn trùng uy tín hàng đầu tại TPHCM.

1/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan
Lên đầu trang