Tìm hiểu về mối chúa

Mối chúa hay mối vua là một trong số những loại mối đảm nhiệm nhiêm chức năng sinh sản trong tổ mối. Có rất nhiều câu hỏi xung quanh nguồn gốc, đặc tính sinh sản và tác dụng thần kì của mối chúa? Trong bài viết này, Hạnh Long sẽ giải đáp cho bạn hiểu rõ hơn về mối chúa cũng như cách tiêu diệt mối chúa khi triển khai diệt trừ mối tận gốc.

Cần xử lý mối chúa, liên hệ chúng tôi:

Tìm hiểu về mối chúa

Mối (tên khóa học: Isoptera) là một nhóm côn trùng được biết đến là họ hàng khá gần của loại gián. Thức ăn của mối là xenlulo một chất có trong gỗ, nên các vật dụng hay đồ bằng gỗ sẽ là nơi khai thác thức ăn của chúng. Mối tạo ra những con đường bên trong tường để di chuyển, diều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của nhà.

Mối chúa là loại côn trùng sơ hữu thân to lớn hơn rất nhiều so với các loại mối khác, chúng to gấp khoảng 300 lần mối thợ, mối cánh. Mối chúa và mối vua trú ngụ nơi kiến đáo và sâu trong lòng đất, thường không ra khỏi tổ trừ trường hợp ngập úng, chúng có thể rời tổ chính đến tổ phụ an toàn hơn song thường không ở ngay vị trí đang gây hại.

Mối chúa thường ở vị trí rất khó để tìm ra
Mối chúa thường ở vị trí rất khó để tìm ra

Tìm hiểu về diệt mối tại https://dietmoihanhlong.vn/dich-vu-diet-moi

Mối là loài côn trùng có lối sống tập trung có thể tồn tại với hàng triệu cá thể, và có nhiều bí ẩn. Dưới đây Hạnh Long xin chia sẻ cho bạn 11 bí ẩn về mối chúa:

  • Thường thì tổ mối có nhiều hơn 1 mối chúa. Mối chúa luôn là trung tâm vận hành của cả tổ mối và có nhiệm vụ chính là sinh sản để duy số lượng cá thể trong tổ.
  • Nói về sinh sản, bụng của một con mối chúa được cấu tạo đặc biệt nhằm phục vụ cho chức năng đẻ trứng và có thể sản sinh hơn 30,000 trứng…MỖI NGÀY.
  • Mối chúa là nguồn chủ yếu sản sinh ra pheromone trong tổ, nó dùng để giao tiếp. Chất hóc môn này cũng rất hữu ích trong quy trình ăn uống của tổ mối.
  • Mối chúa có kích thước khổng lồ, có khi gấp 300 lần so với mối thợ đồng loại. Chúng to lớn đến thế vì cơ thể chúng nhung nhúc trứng, chúng không thể di chuyển hay tự mình ăn uống mà phải nhờ bầy mối thợ chăm sóc, giúp đỡ những nhu cầu cơ bản để duy trì sự sống.
  • Một con mối chúa được chăm sóc tốt có thể sống hơn 30 năm với điều kiện lý tưởng.
  • Khi mối chúa lập một tổ mới, nó có nghĩa vụ đẻ hàng ngàn trứng và chăm sóc mối non, ít nhất là trong vài tháng đầu. Khi đội quân đã đủ lớn để đỡ đần công việc trong tổ, mối chúa sẽ giao nhiệm vụ xây dựng và chăm sóc trứng cho mối thợ, sau đó chỉ tập trung vào nhiệm vụ đẻ trứng.
  • Mối chúa có cánh có thể bay được.
  • Mối cánh thường sẽ bay đi và tìm kiếm địa điểm để phát triển một tổ mối mới.
  • Chúng thuộc một số loài có thể sinh sản vô tính. Điều này đảm bảo mối chúa phụ sẽ có gen của mối chúa nguyên thủy, thực hiện những phần việc mà nó để lại. Nữ hoàng muôn năm!
  • Trừ khi diệt được mối chúa, quét sạch hoàn toàn tổ mối và diệt trừ tận gốc là điều bất khả thi
  • Trong cả vòng đời, một con mối chúa có thể sản sinh hơn 165,000,000 trứng. Đó thật sự là một cơ số mối khổng lồ.

Công dụng của mối chúa 

Mối chúa có thực sự là thành phần dinh dưỡng tốt cho con người như lời đồn thôi?

Theo một số nghiên cứu về mối, mối chúa chứa rất nhiều thành phần chất dinh dưỡng: Đạm, khoáng chất, các Axit Amin, các nguyên tố vi lượng, một số chất enzym,…

Vậy mối chúa thực sự là thực phẩm quý mang lại nguồn dinh dưỡng cho cơ thể con người. Tuy nhiên việc đào được mối chúa cũng khá khó khăn, gần như không thể khẳng định có thể nuôi được mối chúa. Một số công dụng khi ăn thực phẩm này:

  • Giải nhiệt, thanh lọc, tiêu giảm độc tố trong cơ thể
  • Mang lại tác dụng tuyệt vời cho phụ nữ mang thai
  • Nguyên liệu tạo ra một số loại mỹ phẩm giúp làm đẹp da
  • Tăng sinh lý, tráng dương (Đặc biệt khi ngâm rượu)

Sử hình thành của tổ mối

Sự bố trí giữa các tổ mối phụ xung quanh tổ chính khá phức tạp, chúng thường nằm cách tổ chính tầm 5m, và rất khó để có thể phát hiện ra hoạt động của chúng.

Có những tổ mối có tới 40 tổ phụ khác nhau và để tìm ra tổ chính để có thể diệt mối chúa có thể nói rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian.

Cách đào đường hầm của loài mối được xem như những thiết kế tiên tiến nhất hiện nay của con người. Từ việc thiết kế vòm với những đường cong hoàn hảo cho tới việc phân bố các tổ.

Sử hình thành của tổ mối
Sử hình thành của tổ mối

Tầm quan trọng của việc tiêu diệt mối chúa khi triển khai diệt mối

Trong một tập đoàn mối, mỗi nhóm cá thể thực hiện các chức năng riêng biệt được gọi là thành phần đẳng cấp. Đàn mối chỉ tồn tại khi có đủ các thành phần đẳng cấp. Một tộc đoàn mối thường có các đẳng cấp cơ bản sau:

  • Mối vua và mối chúa: Mỗi tộc đoàn mối thường có 1 mối vua và 1 mối chúa, nhưng cũng có trường hợp trong một tộc đoàn mối có đến vài mối vua hoặc vài mối chúa. Nếu diệt mối mà không diệt được “cỗ máy đẻ” này nghĩa là chưa diệt tận gốc được tổ mối.
  • Mối chúa và mối vua thường không ra khỏi tổ, trừ trường hợp ngập úng, chúng có thể rời tổ chính đến tổ phụ an toàn hơn song thường không ở ngay vị trí đang gây hại. Đó là trở ngại lớn khi muốn diệt mối chúa tận gốc.
  • Mối chúa nằm sâu trong lòng đất không ra khỏi tổ mối, Chỉ có con mắt kinh nghiệm của kỹ thuật mới xác định được mối chúa nằm ở vị trí nào.

Tác hại của mối chúa đối với các công trình xây dựng

  • Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống…, thậm chí  hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá…
  • Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để  diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối Chúa bằng phương pháp diệt mối sinh học
  • Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v… Để  diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để  diệt mối chúa và tổ mối.
  • Mối là loài có tổ chức chặt chẽ xếp theo sự phân cấp trong thành phần của tổ mối, bao gồm: Mối chúa, mối lính, mối thợ. Mối chúa không ra khỏi tổ mà nằm sâu trong lòng đất, đảm nhiệm chức năng sinh sản chính, hằng ngày đẻ ra cả ngàn trứng, thường chúng ta chỉ thấy mối lính, mối thợ đi kiếm ăn. Nếu chúng ta chỉ diệt mối thợ, mối lính thì không bao giờ hết mối. Trong tổ mối còn một tập đoàn mối khá lớn do mối chúa tiếp tục sinh sản. Do đó muốn diệt tận gốc tổ mối thì phải diệt mối tận gốc được mối chúa.

Cách diệt mối chúa

  • Bước 1: Cách đặt hộp nhử diệt mối : Tại những nơi có mối xuất hiện phá hoại, đặt các hộp nhử bên trong là gỗ có chất dẫn dụ để thu hút mối vào hộp mồi, thời gian nhử từ 08-12 ngày. Lúc này, kkỹ thuật nhử diệt mối chúa bằng cách xác định vị trí mối chúa cũng như cách đặt hộp nhử mối mới có thể thành công trong khâu nhử mối. Một số trường hợp tổ mối trong công trình được phân thành nhiều tổ phụ khi đó ta có thể nhử mối vì lúc này tổ phụ nằm trên mặt đất tại chính vị trí tổ mối phụ.
  • Bước 2: Cách phun thuốc diệt mối làm lây nhiễm diệt mối chúa thông qua mối lính và mối thợ : Phun chế phẩm sinh học vào lượng mối trong hộp, với loại thuốc đặc trị này không làm mối chết ngay tại chỗ mà khiến chúng bị dính thuốc mang về tổ làm lây nhiễm toàn bộ tổ mối đã đã được diệt tận gốc.
  • Bước 3: Dọn vệ sinh kết thúc quá trình diệt : Khoảng 5 ngày sau khi phun thuốc, ta tiến hành thu dọn, vệ sinh hộp nhử mối và kiểm tra kết quả.

Một số lưu ý khi diệt mối chúa

  1. Phun chế phẩm sinh học vào nơi tiếp giáp giữa nền nhà với đáy hộp nhử để những con mối có ở đó dính thuốc trước khi chạy về tổ. Sau đó dùng tuốc nơ vít tách lần lượt thanh gỗ mồi trong hộp nhử để phun thuốc diệt mối.
  2. Sau khi phun thuốc từ 3 -5 ngày, cần kiểm tra tất cả các điểm mối xuất hiện trong nhà một lần nữa, nếu thấy vẫn còn mối chứng tỏ ta làm chưa hoàn thiện và còn sót lại một tổ mối nào đó chưa bị diệt hết, cần làm lại lần nữa, nếu thấy không có mối sống hoạt động là đạt kết quả tốt, chỉ cần làm vệ sinh dọn bỏ tàn dư hộp nhử là được.
  3. Để đảm bảo an toàn khi phun thuốc diệt trừ mối, phải mang đồ bảo hộ lao động như quần áo, găng tay, khẩu trang… Không nên để thuốc dây ra tay hoặc bay vào bể nước uống hay đồ ăn thức uống của người và gia súc gia cầm. Sau khi phun thuốc diệt mối chúa và dọn bỏ hộp nhử đã phun thuốc phải dọn vệ sinh, giặt sạch quần áo. Phế thải của quá trình diệt mối phải được chôn cách xa khu dân cư và nguồn nước, không được tùy tiện đốt hoặc vứt xuống cao, hồ…..
  4. Để đảm bảo hiệu quả cao và triệt để Hạnh Long khuyên bạn nên tìm kiếm những công ty diệt mối tận gốc để được tư vấn và chọn lựa phương pháp diệt hiệu quả sau đó còn được chống mối công trình để đảm bảo hiệu quả dài lâu. Vì diệt không triệt để mối sẽ phát triển trở lại và tàn phá sẽ khủng khiếp hơn.

Trên đây là những thông tin giúp bạn rõ hơn về mốimối chúa. Khi cần hỗ trợ diệt mối hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để Hạnh Long có thể có mặt tận nơi xử lý. Dưới đây là một số thông tin thêm về mối cho bạn tham khảo!

Kiến thức và kinh nghiệm:

Các sản phẩm Hạnh Long hiện đang bán giá tốt:

Rate this post
Bài viết liên quan
Scroll to Top