Kiến là loại côn trùng thường xuyên xuất hiện trong nhà, bình thường, chúng thường tập trung tại những nơi có nhiều đồ ăn. Nếu chẳng may bị kiến cắn, bạn sẽ cảm thấy đau rát, ngứa ngáy ngay tại vùng bị kiến cắn thậm chí không cẩn thận sẽ bị mưng mủ. 8 Cách trị kiến lửa cắn dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau rát, khó chịu trong vài phút.
Nội dung
ToggleTại sao kiến cắn bị sưng to và đau nhức?
Khi kiến tiếp xúc với da, đôi hàm của chúng kẹp chặt vào phần biểu bì da, ngòi dưới chích và bơm nọc độc vào bên trong biểu bì, chất độc này khi vào da sẽ khiến chúng bị sưng tấy, ngứa và đau rát.
Trong một số trường hợp nặng, có thể vết kiến cắn sẽ sưng và đau hơn bình thường, xuất hiện mưng mủ. Vì vậy, không nên chủ quan xem thường những vết thương này.
Kể tên một số triệu chứng khi bị kiến cắn
Khi bị kiến cắn sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau đây:
-
Vết cắn sưng to, ngứa ngáy và đau nhức
Triệu chứng này thường gặp nhất khi bị kiến cắn, vết cắn sẽ ngứa, đau nhức nhiều nhưng chỉ sau một vài giờ là thuyên giảm. Tùy vào cơ địa mà thời gian lành sẽ khác nhau, thông thường kéo dài vài ngày.
-
Vết cắn bị sưng và mưng mủ
Xung quanh miệng vết cắn từ 2mm – 3mm xuất hiện vùng da đỏ và ngày càng lan rộng. Bên cạnh đó, vết cắn sưng to và đau nhức, có xuất hiện bọng mủ màu trắng hoặc vàng đục. Khi gặp dấu hiệu này có thể vết cắn đang bị dị ứng hoặc nhiễm trùng, cần phải đưa ra những biện pháp điều trị hiệu quả, làm thuyên giảm bớt những triệu chứng trên.
-
Vết cắn bị ngứa ngáy, khó chịu
Khi bị kiến cắn, một trong triệu chứng gây khó chịu nhất với người bệnh là ngứa kinh khủng. Trong trường hợp này, không nên gãi vết thương vì sẽ bị nhiễm trùng, gây ngứa nhiều hơn.
-
Vết cắn bị dị ứng
Ở một số người có da nhạy cảm, nhất là trẻ em khi bị kiến cắn sẽ bị dị ứng. Một số triệu chứng thường gặp như đau nhiều, buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở,…
Xem thêm: dịch vụ diệt kiến
Gợi ý một số cách trị kiến lửa cắn hiệu quả nhất
Khi bị kiến cắn, chắc hẳn rất nhiều người cảm thấy ngứa ngáy khó chịu muốn các triệu chứng này thuyên giảm ngay. Thấu hiểu tình trạng này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một số cách trị kiến lửa cắn hiệu quả, an toàn nhất, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Cách sơ cứu khi bị kiến cắn
Một trong những biện pháp tạm thời nhưng hiệu quả khi diệt kiến lửa cắn đó là dùng dầu oliu nguyên chất, tinh dầu tràm bôi vào vết thương. Cách này giúp vết cắn giảm sưng và làm dịu da, tạo cảm giác dễ chịu.
Lưu ý:
- Nếu vết cắn có dấu hiệu mưng mủ tuyệt đối không được cào, gãi làm vỡ bọng mủ này gây ra nhiễm trùng nặng hơn.
- Đối với trẻ em, cần rửa xà phòng và nước sạch vệ sinh vết thương và theo dõi chuyển biến. Nếu tình trạng nặng hơn bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện.
- Trong trường hợp kiến cắn em bé mà bọng mủ bị bể bạn cần nhanh chóng sơ cứu.
Mẹo trị kiến lửa cắn đơn giản, dễ thực hiện
Dùng đá lạnh trị kiến lửa cắn
Dùng 1 viên đá chườm vào vết thương, độ lạnh của đá sẽ làm dịu vết cắn đang sưng tấy, ngứa ngáy. Lưu ý không chườm trực tiếp đá lạnh lên vùng da.
Dùng dầu dừa
Dầu dừa có tính kháng viêm tự nhiên rất tốt giúp vết thương nhanh chóng hết ngứa và đau.
Tham khảo thêm: Tổng hợp các cách đuổi kiến ra khỏi lọ đường
Lá nha đam
Lột lớp vỏ bên ngoài, thái lát rồi đắp trực tiếp lên vết kiến cắn sẽ làm giảm độ rát ngứa nhanh chóng.
Túi trà đã sử dụng
Không nên vứt các túi trà đã sử dụng đi bởi chúng sẽ có tác dụng chườm lên vết kiến cắn rất hiệu quả.
Giấm táo
Dùng bông thấm một ít giấm táo, bôi lên vết kiến cắn. Đây là cách trị kiến lửa cắn hiệu quả, nhanh chóng, hạn chế mưng mủ vết thương và giúp chúng mau lành.
Dùng sữa mẹ
Cách này rất phù hợp với những mẹ đang cho con bú bằng cách dùng một ít sữa mẹ bôi lên vết thương sẽ làm dịu da và dễ chịu hơn.
Cách chữa kiến lửa cắn bằng kem đánh răng
Thành phần lá bạc hà có rất nhiều trong kem đánh răng, đặc điểm này sẽ làm dịu và giảm sưng cho vết thương.
Tham khảo: 10 cách làm bả diệt kiến hiệu quả, đơn giản
Dùng hành tỏi
Để vài lát hành tỏi vào vết thương sẽ có tác dụng kháng viêm hiệu quả đồng thời điều trị vết thương không bị nhiễm trùng. Đây là một phương pháp đơn giản, hiệu quả, an toàn mà bạn nên áp dụng.
Hy vọng rằng với 8 cách trị kiến lửa cắn nêu trên sẽ giúp bạn có thêm những mẹo nhỏ hữu ích cho sức khỏe tốt hơn. Nếu thấy bài viết này hay, hãy chia sẻ chúng tới bạn bè và người thân.